GIÁM SÁT XÂY DỰNG NHÀ

Ngày nay việc thuê dịch vụ tư vấn giám sát xây dựng nhà phố không còn xa lạ như trước kia. Vài năm trước chủ yếu dịch vụ tư vấn giám sát thường chỉ có khách hàng là những chủ nhà có điều kiện tài chính khá và xây những ngôi nhà lớn: Khách sạn, biệt thự, resort…
Tuy nhiên, càng ngày ý thức và mong muốn một ngôi nhà đẹp, phong cách, thẩm mỹ, chất lượng và đặc biệt ngôi nhà phải xứng đáng với số tiền chủ nhà bỏ ra. Một phần chi phí giám sát xây dựng hiện nay rất tiết kiệm, phù hợp với tất cả các đối tượng. Vì vậy chủ nhà hướng đến việc thuê dịch vụ của công ty tư vấn giám sát khi xây nhà phố, nhà ở, hoặc thậm chí sửa nhà.
Cũng từ mục đích muốn tất cả khách hàng tiếp cận đến dịch vụ mà họ cần, công ty FLC không ngừng nâng cấp và cải tiến bộ máy quản lý, mở rộng mảng tư vấn giám sát xây dựng.


Những lợi ích mà chủ nhà quyết định thuê dịch vụ tư vấn giám sát :
•Giám sát thay mặt chủ nhà quản lý tiến độ thi công.
•Yên tâm với chất lượng ngôi nhà.

•Tư vấn giám sát bám sát nhà thầu thi công theo bản vẽ được duyệt.


•Căn cứ và yêu cầu nhà thầu làm theo đúng hợp đồng.
•Kiểm soát nhà thầu việc tính toán phát sinh không cần thiết.


•Giám sát tất cả vật liệu, vật tư đưa vào công trình.


•Cho dù chủ nhà đi công tác hoặc không có mặt thì tư vấn giám sát sẽ báo cáo công việc hàng ngày để chủ nhà biết tiến độ.

•Tư vấn vật tư, vật liệu cho chủ nhà.

 

BẢNG GIÁ TƯ VẤN GIÁM SÁT

 

Trách nhiệm của tư vấn giám sát trong quản lý chất

Theo Điều 26 của Nghị định 46/2015/NĐ-CP về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, đơn vị tư vấn giám sát có các quyền hạn và trách nhiệm sau đây:

1. Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình, cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện.

2. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 107 của Luật Xây dựng.

3. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.

4. Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt.

5. Xem xét và chấp thuận các nội dung do nhà thầu trình (quy định tại Khoản 3 Điều 25 Nghị định 46/2015/NĐ-CP) và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên.

6. Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình (thường gọi là Nghiệm thu vật liệu đầu vào).

7. Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu về tiến độ thi công của công trình.

8. Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình.

9. Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động theo quy định của quy chuẩn, quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật về an toàn lao động.

10. Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế.

11.Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định này.

12. Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công.

13. Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 29 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

14. Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành.

15. Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng.

16. Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình hoặc thuê tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này.

Trách nhiệm của nhà thầu thi công trong quản lý chất lượng xây dựng công trình

Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Quyết định 2699/QĐ-BGTVT năm 2013 Quy định tạm thời về hành vi vi phạm và hình thức xử lý trong quản lý chất lượng công trình xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông do Bộ Giao thông vận tải quản lý, cụ thể như sau:

– Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô công trình, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đối với việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.

– Trước khi thi công xây dựng, phải thống nhất các nội dung về hệ thống quản lý chất lượng; kế hoạch và biện pháp kiểm soát chất lượng với chủ đầu tư theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 10/2013/TT-BXD.

– Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa các bên trong trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình và các hình thức tổng thầu khác (nếu có).

– Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

– Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình.

– Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình tiến độ thi công, trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định khác.

– Quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình theo quy định.

– Thực hiện các công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng.

– Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; đảm bảo chất lượng công trình và an toàn trong thi công xây dựng.

– Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư nếu phát hiện bất kỳ sai khác nào giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng và điều kiện hiện trường.

– Sửa chữa sai sót, khiếm khuyết chất lượng đối với những công việc do mình thực hiện; chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả sự cố trong quá trình thi công xây dựng công trình; lập báo cáo sự cố và phối hợp với các bên liên quan trong quá trình giám định nguyên nhân sự cố.

– Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định.

– Lập bản vẽ hoàn công theo quy định.

– Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư.

– Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.

Quy trình tự quản lý chất lượng thi công xây

5. Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Quy định về chỉ dẫn kĩ thuật

Chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng được quy định tại Điều 19 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng như sau:

– Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng. Chỉ dẫn kỹ thuật do nhà thầu thiết kế hoặc nhà thầu tư vấn khác được chủ đầu tư thuê lập. Chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu thi công xây dựng, làm cơ sở để quản lý thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình.

– Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình xây dựng được phê duyệt và yêu cầu của thiết kế xây dựng công trình.

– Bắt buộc thực hiện lập chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II. Đối với công trình di tích và các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lập riêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng công trình.

Hồ sơ nghiệm thu bao gồm

Hồ sơ nghiệm thu bao gồm :
Biên bản nghiệm thu
Bản vẽ hoàn công đối với các hạng mục được nghiệm thu
Các tài liệu căn cứ để nghiệm thu
(các biên bản nghiệm thu và bản tính giá trị khối lượng được nghiệm thu là những tài liệu bắt buộc có trong hồ sơ thanh toán công việc;giai đoạn thi công;hạng mục công trình và công trình đó hoàn thành).
*, Quá trình nghiệm thu công trình mới hoặc tái tạo:
Nghiệm thu vật liệu, thiết bị , nhân lực,phòng thí nghiệm,san phầm chế tạo sẵn sẽ được đưa vào sử dụng.
Nghiệm thu từng công việc xây dựng
Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng ;giai đoạn thi công.
Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình để đưa vào sử dụng.

Hồ sơ chất lượng công trình xây dựng

Y/c hồ sơ chất lượng :

-Đơn xin khởi công(Sau khi đã đủ đk để TVGS báo cáo CĐT)
-Danh sách máy thi công sử dụng tại công trường(có kiểm định đối với những máy bắt buộc kiểm định theo thông tư số:53/2016/TT–BLĐTBXH
-Danh sách dơn vị thí nghiệm vật liệu và kiểm định máy thi công(Hồ sơ năng lực đơn vị,biên bản kiểm tra năng lực phòng thí nghiệm)
-Danh sách nhà cung cấp vật tư(Hđ cung cấp; nguồn gốc xuất xứ C0, CQ;Phiếu xuất nhập vât tư đưa về công trường)
-Công tac nghiệm thu hoàn thành theo quy trình:
+Nghiệm thu VL trước kkhi đưa vào sử dụng
+Nghiệm thu công việc xây dựng
+Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng,giai đoạn thi công xây dựng
+Nghiệm thu hoàn thành công trình,hạng mục công trình xây dựng.

Danh mục hồ sơ pháp lý

-Hợp đồng kinh tế giữa nhà thầu và chủ đầu tư
-Giấy chứng nhận DDKKD của nhà thầu
-Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp
-Sơ đồ tổ chức của công trường
-Quyết định thành ;ập ban chỉ huy công trường
-Bảng đăng kí chữ ký mãu của cán bộ tại công trường
-Hồ sơ của cán bô tại ctr(Hđlđ; CMT; giấy KSK; bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn;bản cam kết ATLĐ và PCCN).
-Danh sách công nhân trực tiếp thi công của nhà thầu( nếu tại trú tại địa phương thì cần có giấy đk tạm trú tạm vắng)
-Hồ sơ của công nhân thi công trực tiếp(Hđlđ; CMT; giấy KSK; bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn;bản cam kết ATLĐ và PCCN).

Điều kiện để khởi công xây dựng

a) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;

b) Có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng

c) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ;

d) Có hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn;

đ) Được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình;

e) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.

Việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện có giấy phép xây dựng.

Công trình xây dựng phải được giám sát trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 120 Luật xây dựng.Nội dung giám sát thi công xây dựng gồm

Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình hoặc thuê tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này.

Trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu EPC hoặc chìa khóa trao tay:

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, trách nhiệm giám sát thi công xây dựng đối với trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu EPC hoặc chìa khóa trao tay như sau:

Tổng thầu có trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Tổng thầu được tự thực hiện hoặc thuê nhà thầu tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 26 Nghị định này và phải được quy định trong hợp đồng xây dựng giữa tổng thầu với chủ đầu tư.

Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện giám sát thi công xây dựng của tổng thầu. Chủ đầu tư được quyền cử đại diện tham gia kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình và phải được thỏa thuận trước với tổng thầu trong kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 25 Nghị định này.

Tổ chức thực hiện giám sát quy định tại Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều này phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và có đủ nhân sự thực hiện giám sát tại công trường phù hợp với quy mô,yêu cầu của công việc thực hiện giám sát.Tùy theo quy mô, tính chất,kỹ thuật của công trình , cô cấu nhân sự của tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm giám sát trưởng và các giám sát viên.Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng của tổ chức nêu trên phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với chuyên nghành được đào tạo và cấp công trình.
Bộ xây dựng hướng dẫn về hoạt động giám sát thi công xây dựng công trình.