Móng nhà là hạng mục thi công đầu tiên trong xây dựng công trình. Hiện nay, có nhiều loại móng nhà với những đặc điểm khác nhau, phù hợp với từng công trình khác nhau. Móng nhà là bộ phận quan trọng nhất của ngôi nhà, là nơi đón nhận trực tiếp toàn bộ tải trọng của ngôi nhà. Một móng nhà đảm bảo sẽ giúp công trình xây dựng không bị nghiêng, lún, sập đổ. Vậy có các loại móng nhà phổ biến nào? Đặc điểm của chúng như thế nào?… Để biết được, Faco Design & Build mời bạn đọc theo dõi những thông tin hữu ích về móng nhà ngay sau đây.
Móng Nhà Là Gì?
Móng nhà là kết cấu kỹ thuật được xây dựng bên dưới cùng của công trình tòa nhà, nhà ở dân dụng, trung tâm thương mại, cầu, đập bước,… Móng nhà liên kết với các kết cấu chịu lực bên trong như tường, cột, có chức năng trực tiếp chịu tải trong công trình, đảm bảo công trình chịu được sức ép từ trên xuống.
Chức Năng Của Móng Nhà
Như đã đề cập, các loại móng nhà có chức năng đón nhận trực tiếp toàn bộ tải trọng của công trình. Móng nhà là bộ phận quan trọng mang tính chất quyết định đến sự kiên cố của công trình, đảm bảo công trình không bị nứt gãy, đổ sập,… Tiếp xúc giữa móng và nền đất có lớp đáy móng. Mặt tiếp xúc này thẳng và nằm ngang (không có độ dốc). Khoảng cách từ đáy móng tới mặt đất tự nhiên (chiều cao h) sẽ gọi là chiều sâu chôn móng.
Phân Loại Móng Xây Nhà Ở Dân Dụng
Hiện nay, dựa vào các tiêu chí khác nhau mà người ta phân loại móng xây nhà gồm:
- Theo vật liệu xây dựng: Có các loại móng bằng gỗ (cọc gỗ), móng đá, móng bê tông cốt thép, móng gạch,…
- Theo độ cứng của móng: Có các loại móng mềm và móng cứng
- Theo phương pháp thi công móng: Có các loại móng là móng lắp ghép, móng đổ toàn khối, móng bán lắp ghép
- Theo đặc tính chịu tải của móng: Có các loại móng nhà là móng chịu tải động và móng chịu tải tính
- Theo độ sâu: Có các loại móng nông và móng sâu
Móng nông: Chiều sâu chôn móng thường từ 1.5 – 3m, có trường hợp có thể 5 – 6m. Một số loại móng nông thông dụng có thể kể đến là móng đơn (móng đúng tâm, móng lệch tâm, móng chân vịt), móng băng dưới tường, móng băng dưới cột, móng bè.
Móng sâu: Đây là loại móng được ứng dụng trong các công trình xây dựng có tải trọng lớn. Với loại móng người, khi thi công, người ta không cần đào hố móng hoặc chỉ cần đào một phần, sau đó, người ta dùng thiết bị chuyên dụng để hạ móng đến độ sâu yêu cầu trong bản vẽ thiết kế. Loại móng sâu thông dụng có thể kể đến là móng cọc (cọc đóng, cọc ép), cọc baret, cọc khoan nhồi,…
Đặc Điểm Các Loại Móng Nhà Phổ Biến
Theo đó, có 4 loại móng nhà phổ biến, gồm:
Móng Đơn
Móng đơn là loại móng xây dựng có kết cấu đơn giản, kích thước không lớn, đáy móng vuông, chữ nhật hoặc tròn, thường được ứng dụng trong các công trình nhà ở dân dụng, móng trụ điện,… Chi phí thi công móng đơn thấp, thời gian thi công nhanh, phù hợp với những nền đất có khả năng chịu tải trọng không quá lớn. Trong trường hợp móng đơn buộc phải chịu tải trọng lớn hơn thì người ta phải tăng chiều dài của móng và chiều sâu chôn móng.
Móng Băng
Móng băng là loại móng sử dụng dầm và bản bê tông cốt thép chạy dọc theo các đường nối chân cột hoặc tường chịu lực. Móng băng gồm 2 bộ phận là dầm móng và bản móng.
- Móng băng 1 phương: Được thiết kế theo phương dọc hoặc phương ngang.
- Móng băng giao thoa: Hãy còn được biết đến với tên gọi là móng băng 2 phương, được thiết kế theo cả phương dọc và phương ngang.
Móng băng chỉ nên sử dụng cho các công trình thấp tầng, nhà ở gia đình.
Có thể bạn chưa biết: Xem tuổi làm nhà hợp phong thủy
Móng Bè
Móng bè là hệ kết cấu móng sử dụng dầm và sàn bê tông cốt thép phủ khắp bề mặt xây dựng công trình. Móng bè có cấu tạo và hoạt động như một hệ dầm sàn các tầng phía trên lật ngược lại. Móng bè là loại móng thường được ứng dụng cho các công trình tại vị trí nền đất có khả năng chịu tải trọng tốt. Đối với những công trình có tầng hầm, khi mực nước ngầm cao, móng bè đóng vai trò quan trọng trong việc chống thấm cho tầng hầm, ngăn áp lực nước ngầm.
Có thể bạn quan tâm: Cách tính diện tích xây dựng chuẩn
Được biết, hiện nay, các loại móng bè phổ biến có thể kể đến là móng bè bản phẳng, móng bè bản phẳng có gia cường mũ cột, móng bè bản sườn dưới, móng bè bản sườn trên. Sức chịu tải trọng của móng bè phụ thuộc vào cường độ các lớp đất nền và diện tích móng phủ trên bề mặt đất nền.
Móng Cọc
Móng cọc là loại móng sâu, được ứng dụng trong các công trình có tải trọng lớn, địa hình phức tạp. Móng cọc là hệ kết cấu móng sử dụng cọc bê tông cốt thép hạ sâu xuống nền đất tốt, kết hợp đài cọc phía trên tạo thành hệ khung chống đỡ toàn bộ tải trọng công trình.
Ưu điểm của các loại móng cọc là có khả năng chịu được tải trọng cao, tiết kiệm vật liệu xây dựng, có thể ứng dụng cơ giới và công nghệ tiên tiến để thi công. Do đó, với những công trình nhà ở không có tầng hầm, móng cọc được đánh giá là giải pháp tối ưu về kinh tế tài chính.
- Dựa vào vật liệu làm cọc, người ta phân loại cọc gỗ, cọc tre, cọc bê tông, cọc bê tông cốt thép, cọc thép địa hình.
- Dựa vào đặc điểm cọc, người ta phân loại móng cọc thành cọc ma sát và cọc chống.
- Dựa vào hình dạng đài cọc, móng cọc được phân thành móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao.
- Dựa vào phương pháp thi công, người ta phân loại móng cọc thành móng cọc hạ bằng búa, móc cọc hạ bằng máy chấn động, móng cọc hạ bằng xói nước, móng cọc barrette, cọc ống thép nhồi bê tông, cọc mở rộng chân.
Cách Lựa Chọn Móng Nhà Phù Hợp
Để lựa chọn móng nhà phù hợp, bạn cần lưu ý các yếu tố cơ bản sau:
- Tải trọng công trình lên móng nhà: Để lựa chọn loại móng phù hợp, bạn cần đánh giá các yếu tố về trọng lượng công trình, khối lượng đồ nội thất, tác động từ thiên nhiên,…
- Đặc điểm của nền đất xây dựng: Bạn cần đánh giá nền đất xây dựng là loại đất sét, đất cát hay đất pha thịt,… Tất nhiên, để biết được điều này, bạn cần thực hiện khảo sát địa chất vùng đất nơi bạn muốn đặt công trình.
- Kết cấu móng nhà các công trình lân cận: Các công trình được xây dựng ở khu vực có điều kiện địa chất giống nhau thì sẽ không có nhiều sự khác biệt. Do đó, bạn có thể tham khảo giải pháp thi công móng của các công trình lân cận để ứng dụng vào công trình của mình.
Bên cạnh đó, bạn cần chọn vật tư đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, không nên chọn vật tư giá rẻ kém chất lượng gây ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình. Ngoài ra, thời tiết mưa to có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng móng nhà, do đó, bạn không nên xây móng nhà trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Faco Design & Build – Nhà Thầu Xây Dựng Uy Tín Tại TPHCM
Faco Design & Build là công ty xây dựng nhà trọn gói uy tín bậc nhất tại TPHCM và trên toàn quốc. Faco Design & Build chuyên tư vấn, thiết kế, thi công nhà cấp 4, nhà phố, biệt thự, văn phòng, showroom, trung tâm phòng khám nha khoa, spa, thẩm mỹ viện, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, quán cafe,…
Faco Design & Build cam kết:
- Thiết kế độc bản, ấn tượng, đảm bảo các tiêu chí về công năng sử dụng.
- Chất lượng tốt nhất, sử dụng vật liệu vật tư chính hãng.
- Bảo hành dài hạn lên đến hàng chục năm.
- Được miễn phí chi phí thiết kế nếu lựa chọn dịch vụ thi công nhà trọn gói.
- Báo giá cạnh tranh, tốt nhất thị trường.
- Không bán thầu cho bên thứ 3.
- Giám sát công trình chặt chẽ, bàn giao công trình đúng tiến độ.
- Đồng hành trọn đời cùng dự án.
Trên đây là những thông tin về các loại móng nhà phổ biến mà bạn đọc có thể tham khảo. Nếu có nhu cầu thiết kế, thi công, sửa chữa nhà ở thì bạn đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi nhé!
Để được hỗ trợ tư vấn, liên hệ ngay với chúng tôi:
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG FACO
- Địa chỉ: 75/1, Đường 23, KP5, P. Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP. HCM
- Hotline: 088.9999.032
- Email: contact@xaydungfaco.vn
- Website: https://xaydungfaco.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/xaydungfaco.vn